Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

(Viện Gút) Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là sự kết tủa vi tinh thể muối urate natri. Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.

Những thức ăn không có lợi cho người bị bệnh Gout :




Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...

Một số thực phẩm có lợi cho bệnh nhân Gout:


Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột mỗi ngày dùng 1,5kg, chia thành 3-4 bữa. Nếu ăn rau xanh mỗi ngày 1,5kg chia thành nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.



Rau cần: cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày.

Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.

Dưa chuột (Dưa leo): là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích acid uric qua đường tiết niệu.

Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút.

Cà: cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.

Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.

Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.

Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.

Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.

Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính.

Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.

Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Thông tin mới về điều trị bệnh gút

Bệnh gút là bệnh lắng đọng muối urat natri dưới dạng vi tinh thể hình kim trong cơ thể như: lắng đọng ở khớp, ở thận, ở tim, ở các tổ chức dưới da...












Vi tinh thể muối urat lắng đọng là hệ quả của tăng acid uric máu, nhưng không phải ai bị tăng acid uric máu cũng chuyển thành bệnh gút.

Muối urat kết tủa ở đâu cũng đều gây viêm và gây tổn thương ở đó. Nhưng tại khớp có nhiều đầu dây thần kinh cảm giác nên mới gây đau dữ dội.

Lâu nay, việc điều trị bệnh gút chỉ tập trung vào khớp là đã bỏ qua rất nhiều các tổn thương mà gút gây ra cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Để muối urat lắng đọng thành vi tinh thể hình kim cần phải có rất nhiều điều kiện trong cơ thể, như: nồng độ acid uric, nồng độ natri, pH, nhiệt độ... và các protein tạo lõi.

CHẨN ĐOÁN BỆNH GÚT


Phát hiện thấy muối urat lắng đọng trong cơ thể dưới dạng vi tinh thể hình kim là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gút.
Tăng acid uric máu và các đợt viêm khớp chỉ là tiêu chuẩn phụ chẩn đoán bệnh gút.
Siêu âm khớp có thể phát hiện sớm tinh thể muối urat lắng đọng trên những người tăng acid uric máu không triệu chứng.

CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN VỚI BỆNH GÚT


Bệnh nhân gút thường kèm theo các bệnh: suy thận, sỏi thận, viêm gan, suy giảm chức năng gan, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, thoái hóa khớp, phá hủy khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương...

HẬU QUẢ CỦA VIỆC LẠM DỤNG THUỐC CHỐNG VIÊM GIẢM ĐAU






Làm trầm trọng bệnh gút và các bệnh kèm theo.

Gây phù nề giữ nước, loãng xương, xuất huyết bao tử, rối loạn tiêu hóa...

Thuốc điều trị bệnh gút và các bệnh mạn tính


Các nhà khoa học đã xác định tinh thể muối urat natri lắng đọng trong cơ thể dưới dạng hình kim mới là thủ phạm kích thích các cơn viêm khớp gút cấp, tuy nhiên đến nay các nhà nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị gút trên thế giới vẫn chưa tập trung vào mục tiêu làm tan tinh thể muối urat natri. Các loại thuốc điều trị gút của tây y vẫn đang tập trung vào hai mục tiêu là chống viêm, giảm đau và các nhóm thuốc làm giảm nồng độ acid uric máu.

Điều trị chống viêm, giảm đau mới chỉ giải quyết được triệu chứng của từng đợt gút cấp, còn các thuốc làm giảm nồng độ acid uric máu mới chỉ hạn chế kết tủa thêm các vi tinh thể muối urat natri mới, nhưng các vi tinh thể muối urat natri đã lắng đọng trong cơ thể vẫn còn tồn tại và sẽ tiếp tục gây những phản ứng viêm mới.
Để chữa khỏi bệnh gút cần phải làm tan được các vi tinh thể muối urat natri đã lắng đọng và loại bỏ các điều kiện để acid uric không kết tủa thành tinh thể muối urat, cũng như tăng khả năng thực bào vi tinh thể muối urat natri của bạch cầu đa nhân trung tính.
Do thấy được những hạn chế của các loại thuốc điều trị gút hiện nay, cũng như xác đinh được yêu cầu của các loại thuốc mới điều trị gút và các bệnh mạn tính kèm theo, các giáo sư, bác sỹ của Viện Gút TP.HCM đã tập trung nghiên cứu và điều chế thành công những sản phẩm từ các loại thuốc thảo dược có tác dụng thúc đẩy các điều kiện làm tan được những tinh thể muối urat đã lắng đọng trong cơ thể như TP2601, TP640.
Ngoài ra trên bệnh nhân gút thường có rất nhiều bệnh mạn tính kèm theo, trong khi mỗi loại thuốc tây y điều trị các bệnh này lại đều có tác dụng vào các đích hẹp để giải quyết triệu chứng do đó các giáo sư, bác sỹ của Viện Gút TP.HCM đã tập trung nghiên cứu và điều chế thành công những loại thuốc từ thảo dược để điều trị phối hợp các nhóm bệnh này như :
GTP01, GD108, Liveric có tác dụng làm giảm men gan nhanh, điều trị phục hồi sơ gan còn bù, diệt sạch virus viêm gan B, thải độc gan...
TTP69 - Có tác dụng hỗ trợ điều trị  viêm cầu thận cấp và mạn tính, suy thận, tan nhanh các loại sỏi thận, chống tái hấp thu urat tại thận.
Cardozamin : Là một sản phẩm đặc biệt cho tim mạch, cơ chế của nó là làm tan và ngăn chặn hình thành các cục máu đông, trợ tim, làm sạch lòng mạch nên Cardozamin có khả năng cấp cứu rất nhanh những cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim. Khi bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực chỉ cần ngậm từ 2 - 3 viên cardozamin dưới đầu lưỡi trong khoảng 1 phút là cơn đau sẽ dịu ngay. Nếu bệnh nhân chuẩn bị phải can thiệp bằng đặt sten mà được điều trị tích cực bằng cardozamin có thể sẽ không phải đặt sten nữa
Ninorin, Morinda là những loại thảo dược có tác dụng tăng chuyển hóa chung, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút,  viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
KTP08 : Chống viêm mạnh cho các trường hợp thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Vigotex : có tác dụng giãn vi mạch tuần hoàn giúp tưới máu cho thận, cho não và tăng tuần hoàn chung rất tốt, giúp hỗ trợ điều trị suy thận, yếu sinh lý...
Hệ thống thuốc mà các giáo sư, bác sỹ của Viện Gút nghiên cứu có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên an toàn khi phối hợp nhiều loại khi bệnh nhân có nhiều bệnh lý kèm theo. Trong 3 năm qua hàng ngàn bệnh nhân gút bị biến chứng với những tổn thương rất nặng về gan, thận, tim mạch, khớp đã được cứu chữa phục hồi hiệu quả. Để việc điều trị đạt kết quả cao nhất, bệnh nhân cần phải được chẩn đoán, và theo dõi điều trị nên các loại thuốc này không được bán trên thị trường tự do mà nằm trong chương trình điều trị có kiểm soát tại các phòng khám của Viện Gút TP.HCM.
 

Các Phòng khám của Viện Gút : 
Khu vực phía Nam : 98 Yên Thế, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM
Khu vực phía Bắc : D22 - 23 Phố Hồng Châu, TP Hải Dương
 
Khu vực miền Trung : 125 Ông ích Khiêm, Q Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Kết quả đột phá trong điều trị bệnh Gút

Hơn 2600 năm đã qua kể từ khi ông tổ của ngành y là Hypocrat mô tả những biểu hiện của bệnh, câu hỏi “bệnh Gút có chữa khỏi được không” vẫn đang là một thách thức của lịch sử y học thế giới. Thách thức này sẽ không bao giờ có thể vượt qua nếu chúng ta không dũng cảm nhìn nhận lại những sai lầm, thiếu sót của các phương pháp điều trị Gút bấy lâu nay.

 
Khi nói đến bệnh Gút hầu như chúng ta đều đổ dồn sự quan tâm tới acid uric. Đối với bệnh nhân Gút, acid uric chỉ là một trong số những chất tham gia vào sự hình thành nên muối urat, kết tủa tại khớp, các tổ chức dưới da, trong ống thận, trong lòng mạch...Dù muối urat đã kết tủa tại khớp, nó cũng chỉ là tác nhân nguy cơ gây ra cơn gút cấp. Còn rất nhiều điều kiện khác mới có thể gây ra cơn Gút cấp. Từ khi tăng acid uric máu đến khi xảy ra cơn Gút cấp đầu tiên thường phải trải qua 10 - 20 năm hoặc lâu hơn. Giai đoạn này người ta chỉ gọi là hội chứng tăng acid uric máu (Hyperuricemia) .
 
Có rất ít người biết rằng acid uric còn là một chất có lợi cho cơ thể, nó được tái chế, tái sử dụng cấu trúc nên các ADN và ARN cho nhân tế bào mới của chúng ta. Hàng ngày acid uric vẫn được sinh tổng hợp từ nhân tế bào, từ tế bào chết, và từ các thức ăn có đạm giàu nhân purin. 
 
Nhưng có lẽ sai lầm lớn nhất là cả những người mới bị Gút và cà những bệnh nhân Gút đã bị biến chứng là chỉ quan tâm giải quyết triệu chứng mà quên mất rằng còn cần phải giải quyết hậu quả do Gút để lại và ngăn chặn các tác nhân ngoại sinh có thể làm cho bệnh Gút tiến triển nhanh hơn. Các tác nhân ngoại sinh ấy từ ăn uống, từ tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị nhiều bệnh khác nhau, từ nhiễm độc chì, nhiễm độc asen trong nguồn nước ăn, uống...
 
Không đi vào vết xe đổ của phương pháp điều trị Gút bấy lâu nay, các nhà khoa học của Viện Gút TP.HCM đã tập trung nghiên cứu toàn diện về bệnh Gút, các nguyên nhân về gien di truyền, các yếu tô về men chuyển hóa, và men tổng hợp, về chức năng gan, chức năng thận về nguyên nhân gây kết tủa muối urat và hậu quả do muối urat để lại trên cơ thể người bệnh... Trong thực tiễn điều trị, các bác sĩ của Viện Gút đã rút ra được những kinh nghiệm vô cùng quý báu là không thể điều trị thành công bệnh Gút nếu không chẩn đoán và điều trị tất cả các các bệnh kèm theo Gút. Kinh nghiệm đó đã mang đến sự thành công trong điều trị toàn diện cho hàng ngàn bệnh nhân đã và đang điều trị tại các phòng khám của Viện Gút.
 
Đặc biệt từ đầu năm 2010 đến nay, Viện Gút TP. HCM đã có những bước đột phá khi điều trị và cứu chữa thành công cho những bệnh nhân Gút bị biến chứng nặng sang nhiều bệnh khác nhau như: Suy gan, suy thận, phù nề, giữ nước, nhiễm trùng kéo dài do vỡ tophi, loãng xương, biến dạng xương khớp. Những bệnh nhân này cùng lúc mang nhiều chứng bệnh, bệnh nào cũng nặng, nếu tiếp tục điều trị theo phương pháp cũ, sẽ càng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, nhiều trường hợp có nguy cơ tử vong. Nhiều bệnh nhân đang chuẩn bị vào giai đoạn kết thúc điều tri với việc phục hồi toàn diện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
 
Thành công đó dựa trên 2 yếu tố :
- Điều trị toàn diện bệnh Gút và các bệnh kèm theo của Gút.
- Kiểm soát điều trị, ngăn chặn các tác động ngoại sinh làm cho bệnh Gút nặng hơn như : giúp bệnh nhân kiểm soát chế độ dinh dưỡng, chỉ sử dụng trong trường hợp tối cần thiết các thuốc chống viêm giảm đau bằng tây y để tránh tác dụng phụ. Điều trị giải quyết hậu quả và phục hồi các cơ quan bị bệnh hoàn toàn bằng các loại thuốc có gốc từ thảo dược Việt Nam do các nhà khoa học của Viện Gút nghiên cứu và bào chế đã đảm bảo an toàn và hiệu quả.
 
Như lời của PGS Tiến sĩ Phan Văn Các, PGĐ Viện Gút khi trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình TP.HCM "Chúng tôi dám đương đầu với thách thức của lịch sử y học thế giới trong bệnh Gút", lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội đi đầu thế giới trong hoạt động điều trị bệnh Gút. Đặc biệt là những bệnh nhân đã bị biến chứng nặng đang sống trong bi quan, tuyệt vọng lần đầu tiên trong lịch sử của bệnh Gút đã có cơ hội để chiến thắng bệnh tật.
 
GS TS Hoàng Khải Lập & PGS TS Phan Văn Các (ngồi thứ 2 và thứ 3 từ trái sang), trong cuộc tọa đàm về những thành công trong điều trị biến chứng của bệnh Gút do Đài TH TP.HCM thực hiện ngày 27/6/2011
 
Một số hình ảnh về bệnh nhân Gút bị biến chứng nặng nề đang điều trị thành công tại Viện Gút
 
Ông Dương Văn Hai, trú tại số nhà 80, đường 49, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM bị bệnh Gút hơn 20 năm, đến Viện Gút từ cuối năm 2009 trong tình trạng bị Gút mạn tính, với nhiều u, cục tophi đã bị vỡ và nhiễm trùng, nhiều cục tophi to gây biến dạng chân tay. Kèm theo Gút là suy thận độ 2, thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống Những cơn Gút của ông cứ diễn ra liên tục, vào kéo dài. Ông cũng đã điều trị bằng đủ các phương pháp, nhưng càng chữa thì tình trạng bệnh của ông càng nặng hơn. Sau hơn 1 năm điều trị,  những u cục tophi trên 2 bàn chân như gốc cây của ông đã tan và gần trở lại bình thường. Ông không còn bị các cơn đau nhức của Gút và của thoái hóa khớp hành hạ. Tháng 11 và tháng 12 năm 2010 ông đã lên Tây nguyên để thử trong điều kiện thay đổi thời tiết nhưng vẫn không bị tái phát lại. Đặc biệt tình trạng suy thận độ 2 do của ông đã phục hồi hoàn toàn.
 
Bàn chân của Ông Dương Văn Hai đã gần như phục hồi hoàn toàn sau hơn 1 năm điều trị theo phương pháp của Viện Gút TP. HCM
 
Bà Phạm Thị Thệ, là một người giúp việc nhà ở TP.HCM, vừa là bệnh nhân Gút mạn tính có nhiều u cục tophi ở tay và chân, vừa bị viêm khớp dạng thấp với hai bàn đã bắt đầu bị biến dạng không co, duỗi được. Bà Thệ đến Viện Gút TP.HCM trong tình trạng rất bi đát do những cơn đau của Gút, của khớp hành hạ liên tục. Đáng lo ngại hơn cả bà bị phù nề giữ nước với khuôn mặt căng tròn và dạn nứt, được xác định là Hội chứng Cushing do dùng Corticoid kéo dài. Bà đến Viện Gút trong tình trạng sốt nóng, lạnh liên tục nếu không có giải pháp điều trị kịp thời trường hợp của bà Thệ có thể bị tử vong. Sau một gần 2 tháng kiên trì chăm sóc, giúp bà giành dật lại sự sống, bà Thệ đã dần bình phục. Sau 3 tháng điều trị, bà đã không còn tình trạng phù nề, cũng không còn xuất hiện các cơn Gút cấp. Đáng mừng là các ngón tay của bà bị co cứng do viêm khớp dạng thấp đã phục hồi và vận động lại bình thường.
 
Ông Hà Văn Chớ ở Thanh Đa là một bệnh nhân gút bị tiến triển nặng khá nhanh. Ông mới chỉ bị cơn Gút cấp lần đầu tiên vào năm 2004 mà khi đến Viện Gút vào tháng 12/2010 ông đã bị nổi u cục tophi khắp chân tay, cứ 4 - 5 ngày ông lại bị lên cơn Gút cấp một lần mỗi cơn kéo dài cả tuần không dứt. Tophi vỡ bên chân trái của ông làm ngón chân gần như đứt dời. Sau hơn 6 tháng điều trị, ngón chân đã bình phục hoàn toàn, các u cục tophi đã nhỏ được rất nhiều, tình trạng đau nhức của ông đã gần như hết hẳn. Những ai đã từng biết ông trước đây đều không khỏi ngạc nhiên vì sự phục hồi kỳ diệu của ông.
Ông Hà Văn Chớ và sự chuyển biến kỳ diệu sau hơn 6 tháng điều trị
 
 

 
Những loại thuốc thế hệ mới điều trị đặc biệt hiệu quả bệnh Gút và các bệnh kèm theo của Gút
                                                               TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011
                                                                                       Viện Gút


Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Viện Gút TP.HCM: Áp dụng siêu âm chẩn đoán sớm bệnh gút

Viện Gút là một đơn vị y tế đã có bề dày kinh nghiệm năm năm điều trị bệnh gút, đã tiếp nhận và điều trị thành công bệnh gút và các bệnh lý liên quan gút cho rất nhiều bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước và nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Singapore, Hàn quốc, Trung quốc, Ấn độ, Campuchia, Nga, Ukraine… bị biến chứng nặng nhưng qua quá trình điều trị tại Viện Gút TP.HCM đã hồi phục 70%-80%.

Chẩn đoán sớm bệnh - điều trị tốt hơn


Để có được những thành công đó, một phần là nhờ Viện Gút luôn nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng những thành tựu nghiên cứu mới trong việc phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác bệnh gút, giúp điều trị đúng hướng bệnh sớm nhất.

Theo định nghĩa mới nhất của thế giới: Gút là bệnh do lắng đọng tinh thể urate natri trong cơ thể. Định nghĩa này giúp chẩn đoán được bệnh gút mà không cần có cơn viêm khớp cấp, chỉ cần tìm được những lắng đọng vi tinh thể urate natri (tophi) trong cơ thể là có thể chẩn đoán xác định bệnh gút. Tinh thể urate thường lắng đọng chủ yếu ở phần bề mặt của sụn khớp khi bệnh gút ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng chính là lúc các tinh thể urate lắng đọng thành những u cục tophi ở khớp, ở dưới da, ở vành tai, nội tạng… Các tinh thể urate kết tủa sẽ ăn mòn đầu khớp, dần dần làm khuyết xương, gây biến dạng khớp…

Bác sĩ Viện Gút đang siêu âm khớp trên bệnh nhân chưa có triệu chứng bệnh gút điển hình.

Dấu hiệu bờ đôi trong siêu âm khớp ở bệnh nhân gút.

Nếu đợi xuất hiện cơn gút cấp xảy ra ở khớp mới chẩn đoán là bệnh gút như lâu nay vẫn làm sẽ dẫn đến chẩn đoán trễ và chẩn đoán thiếu các tổn thương ở nhiều cơ quan khác do urate lắng đọng tại đó gây ra.

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gút là chọc dịch khớp và xác định sự có mặt của các vi tinh thể muối urate natri trên kính hiển vi phân cực. Tuy nhiên, với những bệnh nhân gút chưa xuất hiện đợt đau gút cấp nào thì khó có thể phát hiện sớm được bệnh gút bằng phương pháp này.

Áp dụng phương pháp chẩn đoán chính xác

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) tuy có thể cung cấp những thông tin hữu ích trong chẩn đoán tình trạng của xương nhưng chi phí lại khá cao (MRI), ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thực hiện nhiều (X-quang) và không thể giúp phát hiện kết tủa tinh thể muối urate trên bề mặt sụn khớp - một tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gút.

Do đó, bên cạnh việc chẩn đoán bệnh gút bằng xác định vi tinh thể muối urate có trong dịch khớp, u cục tophi của bệnh nhân, Viện Gút đã áp dụng phương pháp siêu âm trong chẩn đoán sớm bệnh gút, giúp điều trị bệnh gút ngay từ khi bệnh chưa có biểu hiện.

Dấu hiệu bờ đôi trong siêu âm là một trong những dấu hiệu xác định sự có mặt của sự lắng đóng tinh thể muối urate natri trên bề mặt sụn khớp. Lớp lắng đọng này làm tăng hồi âm của bề mặt sụn làm cho nó có độ dày tương tự như lớp xương dưới sụn nên qua hình ảnh siêu âm khớp ta sẽ thấy hai đường màu trắng song song.

Siêu âm là một phương thức hình ảnh mới đầy hứa hẹn cho việc chẩn đoán sớm bệnh gút đã được áp dụng trên thế giới. Qua đó có thêm một hương pháp nữa để chẩn đoán sớm bệnh gút không triệu chứng.

Địa chỉ khám, tư vấn và điều trị bệnh gút:

Viện Gút TP.HCM - Trung tâm Điều trị chuyên sâu bệnh gút và các bệnh về khớp liên quan.

ĐC: 98 Yên Thế, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM. ĐT: 08 62968626, Fax: 08 62968627

Số điện thoại đường dây nóng: 0982.180.080

Website: www.benhgout.net, Email: viengutvn@gmail.com


 Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi

Điều trị bệnh Gút

(Viện- Gút )Nguyên tắc điều trị bệnh Gout
- Chống viêm khớp trong các đợt cấp.

- Hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng.

- Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì

- Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.

- Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.

Điều trị cơn gout cấp tính

Thuốc điều trị đợt gout cấp là thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid, trong đó thuốc chống viêm không steroid được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Sử dụng thuốc tùy theo bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo như bệnh thận hay dạ dày tá tràng.

- Thuốc chống viêm không steroid: Đây là thuốc được lựa chọn hàng đầu để điều trị đợt gout cấp ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian  ngắn  và với liều thấp. Thuốc cần tránh dùng đối với bệnh nhân bị bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng hay bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông.

- Colchicin : là thuốc chống phân bào, được chiết xuất từ rễ cỏ Colchicum autumnal, là thuốc điều trị Gout lâu đời nhất. Người ta đã sử dụng chiết xuất từ loại cỏ này để điều trị gout từ 600 năm trước công nguyên. Do thuốc có ái lực đặc biệt với bạch cầu đa nhân trung tính nên nó làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế thực bào các vi tinh thể muối urat và do đó làm ngừng sự tạo thành các acid lactic, giữ cho độ pH tại chỗ được bình thường, bởi vì độ pH là yếu tố tạo điều kiện cho các tinh thể urat mononatri kết tủa tại các mô ở khớp. Thuốc không có tác dụng lên sự thải trừ acid uric theo nước tiểu cũng như lên nồng độ, độ hòa tan hay khả năng gắn với protein huyết thanh của acid uric hay urat nên không làm thay đổi nồng độ acid uric máu. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đứng đầu là các rối loạn dạ dày, ruột như tiêu chảy, nôn, đau bụng. Hiếm gặp hơn là các phản ứng dị ứng da, rụng tóc, các bệnh cơ. Việc dùng thuốc kéo dài có thể dẫn tới suy tủy xương.

- Corticosteroid : Trong một số trường hợp đặc biệt, với mục đích điều trị cơn gout cấp có thể sử dụng corticoid đường uống ngắn ngày hoặc đường tiêm nội khớp. Nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên thuốc này không được khuyến khích sử dụng.

Điều trị dự phòng cơn gout cấp tái phát

Mục tiêu điều trị dự phòng cơn gout cấp là giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gout tái phát và ngăn ngừa hình thành gout mạn tính.

- Colchicin : Được sử dụng lần đầu năm 1936 để dự phòng cơn gout cấp tái phát nhưng không dự phòng được lắng đọng urat về sau hay sự phát triển các hạt tophi.

- Các thuốc hạ acid uric máu: Có nhiều loại thuốc hạ acid uric máu. Tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc tác động vào khâu nào của quá trình chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà người ta chia ra 3 nhóm: Nhóm ức chế tổng hợp, nhóm tăng thải và nhóm làm tiêu acid uric.

Điều trị gout mạn tính

Mục tiêu điều trị gout mạn tính là điều trị giảm acid uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm  thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.

Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gout tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận.

một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,...).


 Tags: Benh vien noi tiet, bệnh viện nội tiết, benh vien noi tiet trung uong ha noi