Bệnh Gout - Thông tin về cách phòng và Điều trị Bệnh Gout

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Người Tày chữa bệnh gout như thế nào?

 Người Tày chữa bệnh gout như thế nào?  Người dân tộc Tày chữa bệnh gút bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà lại không tốn nhiều tiền. Nguyên liệu của bài thuốc là: Hạt đậu xanh.
Chữa trị bệnh gout theo Đông y là chữa từ gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo cách nhìn của y học cổ truyền, bệnh gout còn gọi là bệnh thống phong thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. 


Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết, tân dịch bị rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục ở quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận.

Người dân tộc Tày chữa bệnh gút bằng bài thuốc dân gian rất hiệu quả mà lại không tốn nhiều tiền. Nguyên liệu của bài thuốc là: Hạt đậu xanh.

Đậu xanh chữa bệnh gút.
Đậu xanh chữa bệnh gút.
Theo Đông Y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…

Cách chế biến: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ, (không cho thêm gia vị). Sáng ngủ dậy ăn một bát (bát ăn cơm) thay ăn sáng. Tối trước khi đi ngủ ăn một bát. Ăn liên tục như vậy trong 30 ngày.

Nếu đau có thể dùng thêm bài thuốc đắp ngoài da: Hành ta (3 củ), lá Ngải (một nắm), nước Gừng tươi. Giã đắp vào chỗ đau.( Mỗi ngày thay một lần).

Có thể uống kết hợp rượu ngâm cây mật gấu vào buổi tối ( mỗi ngày một ly nhỏ).

Lưu ý:

- Không dùng thuốc gì kết hợp vì đậu xanh làm giã thuốc, thuốc không có tác dụng.

- Uống nhiều nước trong ngày.

- Kiêng : Nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, các chất kích thích mạnh, cay, nóng.

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Tổng hợp tại: alobacsi

Từ khóa google
  • bệnh gout nên ăn gì
  • bệnh gout và cách điều trị
  • bệnh gout triệu chứng
  • điều trị bệnh gout
  • bệnh gout là gì
  • bệnh gout có lây không
  • bệnh gout cấp
  • bệnh gout nên ăn hoa quả gì

Bệnh Gút Là Gì?

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến:

  • Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái
  • Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
  • Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.
  • Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên.

Bệnh gút có thể gây ra:

  • Đau
  • Sưng
  • Tấy đỏ
  • Nóng
  • Cứng khớp.

Ngoài ngón chân cái, bệnh gút có thể ảnh hưởng đến:

  • Mu bàn chân
  • Mắt cá chân
  • Gót chân
  • Đầu gối
  • Cổ tay
  • Ngón tay
  • Khuỷu tay.
  • Cơn đau do bệnh gút có thể gây ra do các sự kiện căng thẳng, rượu hoặc ma túy hay một bệnh khác. Các cơn đau ban đầu thường thuyên giảm trong vòng 3 đến 10 ngày, ngay cả khi không điều trị. Các cơn đau tiếp theo có thể không xuất hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh Gút?

Bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi:
  • Gia tăng lượng axit uric cơ thể tạo ra.
  • Thận không bài tiết hết axit uric.
  • Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.
Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.

Quý vị có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn nếu:

  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này
  • Là đàn ông
  • Thừa cân
  • Uống quá nhiều rượu
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin
  • Có khiếm khuyết về enzim làm cho cơ thể khó phân hủy purin
  • Bị phơi nhiễm chì trong môi trường
  • Đã cấy ghép bộ phận
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc levodopa
  • Sử dụng vitamin niacin.

Chẩn Đoán Bệnh Gút Bằng Cách Nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của quý vị và tiền sử gia đình về bệnh gút. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút bao gồm:
  1. Tăng axit uric huyết (hàm lượng axit uric trong máu cao)
  2. Tinh thể axit uric trong dịch khớp
  3. Nhiều cơn đau do viêm khớp cấp tính
  4. Viêm khớp phát triển trong 1 ngày, dẫn đến khớp bị sưng, tấy đỏ và nóng lên
  5. Các cơn đau do viêm khớp chỉ ở một khớp, thường là ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.
Để xác nhận chẩn đoán về bệnh gút, bác sĩ có thể lấy mẫu chất dịch từ khớp bị viêm để tìm các tinh thể liên quan đến bệnh gút.

Điều Trị Bệnh Gút Như Thế Nào?

Các bác sĩ sử dụng dược phẩm để điều trị cơn đau cấp tính do bệnh gút, bao gồm:
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)
  • Corticosteroid (Steroid được tiết ra từ vỏ thượng thận), chẳng hạn như prednisone
  • Conchixin, hoạt động tốt nhất khi sử dụng trong vòng 12 giờ đầu tiên của cơn đau cấp tính.
Đôi khi các bác sĩ kê toa NSAID hoặc conchixin ở các liều nhỏ hàng ngày để ngăn chặn các cơn đau sau này. Ngoài ra cũng có các loại dược phẩm giúp giảm lượng axit uric trong máu.

Những Người Bị Bệnh Gút Có Thể Làm Gì Để Giữ Gìn Sức Khỏe?

Một số điều quý vị có thể làm để giữ sức khỏe đó là:
  • Sử dụng các loại thuốc theo toa bác sĩ theo chỉ dẫn.
  • Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và vitamin quý vị sử dụng.
  • Lên kế hoạch cho các lần thăm khám theo dõi với bác sĩ của quý vị.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Tránh các loại thực phẩm giàu purin và uống nhiều nước.
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ của quý vị về cách giảm cân an toàn. Giảm cân nhanh hoặc quá nhiều có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Nghiên Cứu Nào Đang Được Tiến Hành về Bệnh Gút?

Các nhà khoa học đang nghiên cứu:
  • Các loại NSAID nào điều trị bệnh gút hiệu quả nhất
  • Liều lượng dược phẩm tối ưu cho bệnh gút
  • Các loại dược phẩm mới giúp làm giảm axit uric trong máu và giảm triệu chứng một cách an toàn
  • Các liệu pháp mới để ngăn chặn hóa chất được gọi là yếu tố hoại tử khối u
  • Các enzim phân hủy purin trong cơ thể
  • Vai trò của thực phẩm và một số vitamin
  • Vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường
  • Sự tương tác giữa các tế bào liên quan đến cơn đau cấp tính do bệnh gút.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về vai trò của các yếu tố di truyền học và môi trường trong viêc tăng axit uric huyết và bệnh gút.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gout

(Viện Gút) Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là sự kết tủa vi tinh thể muối urate natri. Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.

Những thức ăn không có lợi cho người bị bệnh Gout :




Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...

Một số thực phẩm có lợi cho bệnh nhân Gout:


Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột mỗi ngày dùng 1,5kg, chia thành 3-4 bữa. Nếu ăn rau xanh mỗi ngày 1,5kg chia thành nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộm.



Rau cần: cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày.

Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.

Dưa chuột (Dưa leo): là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích acid uric qua đường tiết niệu.

Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút.

Cà: cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.

Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.

Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.

Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.

Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.

Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính.

Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.

Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.

Bia - tác nhân số một gây bệnh gút

Sau hàng loạt nghi vấn về ảnh hưởng của chất cồn đối với bệnh gút, cuối cùng các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được mối quan hệ này là có thực. Trong đó, bia là mối đe doạ nguy hiểm nhất, do nó chứa một thành phần đặc biệt nhiều hơn bất kỳ loại nước uống chứa cồn nào.



Lâu nay, người ta tin rằng chất cồn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh một chất gọi là axit uric. Sự tích tụ chất này trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh gút, hay còn gọi là bệnh thống phong, phá huỷ mạn tính khớp, gây nên các cơn viêm khớp thống phong cấp với các biểu hiện sưng đỏ và đau nhức.

Trong quá trình theo dõi khoảng 47.000 nam nhân viên y tế trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã ghi nhận 730 người phát triển bệnh gút. Trong đó, những người uống trên 2 vại bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống. Những trường hợp uống rượu ở mức độ tương tự cũng có nguy cơ cao gấp 1,6 lần. Tuy nhiên, dường như không có mối nguy hiểm nào đe doạ những người uống rượu ở mức độ vừa phải hoặc ít hơn.

Theo tiến sĩ Hyon Choi, trưởng nhóm nghiên cứu, sự chênh lệch về khả năng gây bệnh gút giữa các loại nước uống chứa cồn có thể do sự góp mặt của một chất phi cồn nào đó. Mọi nghi ngờ đang đổ dồn vào hợp chất có tên là purines, được tìm thấy một lượng lớn trong bia, nhưng lại rất ít trong rượu và những nước uống khác. Chất này có thể tác động lên axit uric trong máu và làm gia tăng tác hại của chất cồn đối với cơ thể.

Trong y học, bệnh gút còn gọi là bệnh nhà giàu. Số người mắc bệnh đang ngày một gia tăng ở các nước phát triển trong vòng 30 năm qua. Việc điều trị hiện không có trở ngại, song nếu để xảy ra biến chứng thì người bệnh khó tránh bị tổn thương thận, có thể gây sỏi thận.

Kinh nghiệm điều trị của môt bệnh nhân Gout đã biến dạng chân tay

Ai đã từng gặp ông Dương Văn Hai, một bệnh nhân Gout ở TP.HCM cách đây một năm thì không thể hình dung nổi bệnh Gout lại có sức tàn phá cơ thể con người ghê gớm đến vậy. Sau hơn 20 năm bị Gout, và gần 10 năm chuyển thành Gout mãn tính với đôi bàn chân, bàn tay đã bị biến dạng, mất khả năng vận động. Ông đã đến rất nhiều bệnh viện để điều trị và đi bất cứ đâu mà ông nghe tin là có thể chữa được Gout, nhưng bệnh tình vẫn ngày càng nặng thêm. 

Những cơn đau dữ dội, liên tục ở nhiều chỗ trên cơ thể khiến ông nhiều lần định tìm đến cái chết. Thời gian đầu điều trị theo phương pháp của Viện Gút TP.HCM, ông chỉ cảm nhận được từng chút, từng chút sự thay đổi trong cơ thể, tuy còn chậm nhưng ông đã nhóm nên được một niềm tin để di tiếp cuộc đời. Niềm tin đó đã giúp ông không bỏ cuộc. Và rồi những tiến bộ về thuốc và phương pháp điều trị của Viện Gút từ giữa năm 2010 đã đến đáp xứng đáng cho niềm hy vọng của ông. Những tháng gần đây, chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi từng ngày trên đôi bàn tay, bàn chân từng biến dạng của ông.

Kinh nghiệm của một bệnh nhân đã chữa khỏi Gout

Ông Nguyễn Tiến Thọ là người cũng có thể tạm coi là đã chữa khỏi Gout, bởi đã gần 3 năm kể từ khi kết thúc điều trị tại Viện Gút TP.HCM, dù không dùng bất cứ một loại thuốc Gout nào, ông còn không bị tái phát cơn Gout cấp một lần nào nữa. Chỉ số acid uric tất cả các lần xét nghiệm đều trong giới hạn bình thường.

Ông Thọ bị Gout từ năm 1996, cũng như hầu hết các bệnh nhân Gout khác ông đã tìm đến rất nhiều nơi để điều trị. Nghe quảng cáo ở đâu có thuốc gì tốt ông cũng đều tìm mua về uống nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Theo quy luật tiến triển của bệnh, thời gian đầu hơn 6 tháng ông mới bị đau một lần, càng ngày các cơn Gout cấp tái phát càng nhiều hơn, 3 tháng một lần, rồi một tháng một lần, cao điểm nhất trước khi đến điều trị tại Viện Gút một tuần ông bị đau một lần.

Những đợt Gout cấp diễn ra liên miên đã làm cho một nhà toán học cứng rắn như cũng ông phải bi quan tuyệt vọng. Cuối năm 2007, ông đã xin nghỉ hưu sớm ở một trường cao đẳng tại Quảng Ninh vào sống với con tại TP.HCM để tìm thuốc chữa bệnh. Mạng internet đã giúp cho ông may mắn tìm thấy Viện Gút và ông đã đến tận nơi để điều trị. Những ngày đầu điều trị theo phương pháp của Viện Gút ông cũng gặp rất nhiều khó khăn. 2 tháng đầu các cơn đau vẫn diễn ra thường xuyên, thậm chí có khi còn đau tăng hơn, nên tinh thần của ông cũng có lúc thoái lui. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm theo dõi tận tình của bác sĩ Viện Gút, ông Thọ đã kiên trì vượt qua khó khăn trong điều trị nên từ tháng thứ ba sức khỏe của ông đã dần ổn định, các cơn Gout cấp đã dần bị đẩy lui và từ tháng thứ 6 trở đi thì hết hẳn.

Ông Thọ là môt trong những bệnh nhân đầu tiên điều trị khi Viện Gút mới thành lập, bác sĩ của Viện còn ít kinh nghiệm, các loại thuốc điều trị Gout còn chưa được toàn diện như hiện nay. Tuy điều trị ngoại trú nhưng ông Thọ đã cảm nhận được ý nghĩa của chương trình "Bác sĩ đồng hành cùng bệnh nhân điều trị bệnh Gout" mà trong đó bác sĩ Viện Gút đã tận tình giúp đỡ ông vượt qua những khó khăn trong điều trị, nhờ đó mà ông đã không bỏ cuộc. Ông Thọ cũng giúp cho bác sĩ bổ sung thêm kinh nghiệm cho việc điều trị lâu dài. Thành công trong việc điều trị bệnh Gout hiện nay cũng được rút ra từ việc điều trị cho những bệnh nhân đầu tiên như ông Thọ.

Gần 3 năm qua ông Thọ sinh hoạt ăn uống khá thoải mái mà vẫn không bị tái phát bệnh. Trường hợp của ông Thọ và những bệnh nhân như ông đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để trả lời câu hỏi bệnh Gout có chữa khỏi được không, từ đó mở ra niềm hy vọng cho cộng đồng bệnh nhân Gout về khả năng chữa trị dứt điểm căn bệnh của họ.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Thông tin mới về điều trị bệnh gút

Bệnh gút là bệnh lắng đọng muối urat natri dưới dạng vi tinh thể hình kim trong cơ thể như: lắng đọng ở khớp, ở thận, ở tim, ở các tổ chức dưới da...












Vi tinh thể muối urat lắng đọng là hệ quả của tăng acid uric máu, nhưng không phải ai bị tăng acid uric máu cũng chuyển thành bệnh gút.

Muối urat kết tủa ở đâu cũng đều gây viêm và gây tổn thương ở đó. Nhưng tại khớp có nhiều đầu dây thần kinh cảm giác nên mới gây đau dữ dội.

Lâu nay, việc điều trị bệnh gút chỉ tập trung vào khớp là đã bỏ qua rất nhiều các tổn thương mà gút gây ra cho các cơ quan khác trong cơ thể.

Để muối urat lắng đọng thành vi tinh thể hình kim cần phải có rất nhiều điều kiện trong cơ thể, như: nồng độ acid uric, nồng độ natri, pH, nhiệt độ... và các protein tạo lõi.

CHẨN ĐOÁN BỆNH GÚT


Phát hiện thấy muối urat lắng đọng trong cơ thể dưới dạng vi tinh thể hình kim là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gút.
Tăng acid uric máu và các đợt viêm khớp chỉ là tiêu chuẩn phụ chẩn đoán bệnh gút.
Siêu âm khớp có thể phát hiện sớm tinh thể muối urat lắng đọng trên những người tăng acid uric máu không triệu chứng.

CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN VỚI BỆNH GÚT


Bệnh nhân gút thường kèm theo các bệnh: suy thận, sỏi thận, viêm gan, suy giảm chức năng gan, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, thoái hóa khớp, phá hủy khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương...

HẬU QUẢ CỦA VIỆC LẠM DỤNG THUỐC CHỐNG VIÊM GIẢM ĐAU






Làm trầm trọng bệnh gút và các bệnh kèm theo.

Gây phù nề giữ nước, loãng xương, xuất huyết bao tử, rối loạn tiêu hóa...